TS. Kiều Thanh Nga
Phó Viện trưởng
Viện NC Châu Phi và
Trung Đông (2005 –
2023)
Thế kỷ XXI - “Thế kỷ của châu Phi” đang chứng kiến một sự chuyển đổi mạnh
mẽ trên toàn châu lục. Đó là tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và tương đối ổn định, cách mạng kỹ thuật số bùng nổ, thị trường nội
khối được hình thành với nhiều tiềm năng, quá trình đô thị hóa và công nghiệp
hóa diễn ra nhanh chóng, Những biến
chuyển sâu sắc đã và đang diễn ra tại châu Phi đã làm thay đổi nhận thức của thế
giới về châu lục này. Châu Phi ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược của
các quốc gia trên thế giới và trở thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng giữa các
nước lớn.
Mặc dù vậy,
tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng và thất
thoát tài nguyên vẫn còn phổ biến ở châu Phi. Từ khi giành được độc lập,
châu Phi không có gì ngoài những đường biên giới hành chính thẳng tắp từ sự
phân chia của các đế châu Âu đã rút lui. Trên thực tế, châu Phi chưa bao giờ có “độc
lập và tự chủ” thực sự, nội chiến và đảo chính ở nhiều quốc gia châu Phi đến
nay vẫn chưa chấm dứt. Điều này bắt nguồn từ sự chủ động
trao trả độc lập trên danh nghĩa của Pháp cho các thuộc địa châu Phi với các điều
kiện về quyền kiểm soát tài chính và tiền tệ, tiếp cận tài nguyên và thị trường
cũng như sự hiện diện quân sự của họ tại châu Phi. Sự ràng buộc này đã làm cho
thế hệ châu Phi mới đã phải đặt ra câu hỏi: Vì sao châu Phi, nơi có rất nhiều
tài nguyên thiên nhiên, lại có thể trở thành lục địa nghèo nhất thế giới ngày
nay?.
Thực tế này đã cho thấy tư tưởng độc
lập, tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mục tiêu
chiến lược đúng đắn của cách mạng Việt Nam là làm cho đất nước được hoàn toàn độc
lập, tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân để có được độc lập dân tộc. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định đất nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh
phúc, tự do, thì độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Chính vì vậy, Người luôn
kiên định, thực hiện khát vọng: Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc
tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, tất cả những điều tôi hiểu!.