Thứ hai, 05/05/2025 11:27

Cuộc đua năng lượng tái tạo ở Trung Đông - Bắc Phi: Trường hợp UAE và Morocco - Gợi ý cho Việt Nam


Ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi (MENA), trong thập kỷ qua đã diễn ra một cuộc đua về năng lượng tái tạo (NLTT), nhiều quốc gia đã phát huy lợi thế và tiềm năng để phát triển NLTT, giảm dần phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ dầu mỏ hoặc nguồn năng lượng nhập khẩu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, trong đó có Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Morocco. Mỗi nước, dựa trên lợi thế, vai trò và nhu cầu phát triển NLTT đều xây dựng chiến lược, chính sách và phương thức phát triển NLTT của quốc gia mình. Mặc dù UAE là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trong khu vực, trong khi Morocco lại là quốc gia phải nhập khẩu năng lượng với số lượng lớn, nhưng cả hai đều ưu tiên và thúc đẩy phát triển NLTT với mục tiêu đầy tham vọng là dẫn đầu khu vực về phát triển NLTT. Với mục tiêu phát triển NLTT để thay thế nguồn năng lượng từ dầu mỏ, từ một quốc gia không hề sở hữu bất kỳ dự án NLTT nào cách đây hơn một thập kỷ, đến nay UAE đã trở thành một trong những quốc gia phát triển năng lượng hiệu quả nhất và là một trong những nhà cung cấp điện mặt trời giá rẻ nhất thế giới. Còn với Morocco, phát triển NLTT là mục tiêu then chốt của Vương quốc nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Morocco đang dẫn đầu trong triển khai các dự án NLTT ở khu vực và mục tiêu Chiến lược năng lượng quốc gia (NES) của Morocco đến năm 2030 là sản xuất 52% (20% năng lượng mặt trời, 20% gió, 12% thủy điện).

Cả ba quốc gia Việt Nam, UAE và Morocco đều đang thực hiện trách nhiệm quốc gia và nghĩa vụ quốc tế với cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc lần thứ 26 (COP26), hướng tới giảm phát thải ròng về 0, mà phát triển NLTT là một trong những nội dung quan trọng để đạt mục tiêu này.

Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách chuyên khảo với tựa đề: “Cuộc đua năng lượng tái tạo ở Trung Đông - Bắc Phi: Trường hợp UAE và Morocco - Gợi ý cho Việt Nam” do TS. Kiều Thanh Nga làm chủ biên, cùng với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện.

Cuốn sách bao gồm 3 chương:

Chương 1. Năng lượng tái tạo và xu hướng phát triển

Chương 2. Phát triển năng lượng tái tạo ở UAE và Morocco

Chương 3. Triển vọng phát triển năng lượng tái tạo ở UAE và Morocco - Gợi ý chính sách cho Việt Nam

Hy vọng cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với các độc giả quan tâm. 

Bài viết liên quan

  • Cuộc đua năng lượng tái tạo ở Trung Đông - Bắc Phi: Trường hợp UAE và Morocco - Gợi ý cho Việt Nam
  • Hệ sinh thái công nghiệp 4.0, nghiên cứu trường hợp Israel và gợi mở cho Việt Nam
  • Giới thiệu sách: Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
  • Giới thiệu sách: Cạnh tranh chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc tại khu vực Nam Á giai đoạn 2000 – 2020 và dự báo đến năm 2030
  • Giới thiệu cuốn sách “Khát vọng châu Á:  Tại sao và làm như thế nào để châu Phi đua theo châu Á”
  • Tài nguyên nước cho tăng trưởng và phát triển kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Israel, Ai Cập, Zimbabwe và Việt Nam
  • Tài nguyên: Lời nguyền hay sự thịnh vượng? Nghiên cứu trường hợp Nam Phi, Nigeria, Ghana và Việt Nam
  • Giới thiệu cuốn sách: Sự hình thành cục diện chính trị - an ninh mới tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi và tác động
  • Giới thiệu cuốn sách “Chuyện anh Mã” của Abdallah Saaf
  • Con đường thoát hạn

Liên kết website