Sau
một năm tích cực và khẩn trương nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn, tổng hợp, phân
tích, so sánh và đánh giá của hai nhà hoạch định chính sách là Cựu Tổng thống Nigeria Olusegun
Obasanjo và Cựu Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn và hai nhà nghiên
cứu cao cấp là TS. Greg Mills – Giám đốc Quỹ Brenthurst, Nam Phi và ThS.
Emily Van Der Merwe – Chuyên gia Kinh tế của Quỹ Brenthurs, với sự phối hợp với một số viện nghiên cứu ở
Singapore, Thượng Hải và Việt Nam, trong đó phải kể đến sự hợp tác chặt chẽ với
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam (VASS) – người bạn thân thiết lâu năm của Quỹ Brenthurst, cuốn sách “Khát vọng châu Á: Tại sao
và làm như thế nào để châu Phi đua theo châu Á” đã hoàn thành và được nhà xuất bản
Picador châu Phi xuất bản và ra mắt bạn đọc vào đầu năm 2020.
Cuốn
sách “Khát
vọng châu Á: Tại sao và làm như thế nào để châu Phi đua theo châu Á”
xuất bản bằng tiếng Anh bao gồm 15
chương được chia thành 02 phần chính, không kể phần mở đầu và kết
luận. Phần 1 tập trung nghiên cứu 10 trường hợp điển hình ở châu Á, bắt đầu từ
Nhật Bản và kết thúc là Việt Nam, với mỗi trường hợp điển hình là một chương
nghiên cứu về một nước châu Á, cụ thể như sau:
Chương 1: Nhật Bản: Sức mạnh của ví dụ và đổi mới; Chương 2: Đài
Loan: Nhà thầu phụ; Chương 3: Singapore: Khủng hoảng đôi khi lại tốt; Chương
4: Hàn Quốc: Khuyến kích cạnh tranh; Chương 5: Philippines: Chú ý giới
tinh hoa; Chương 6: Malaysia: Quản lý đa dạng; Chương 7: Indonesia: Chi phí
tham nhũng và Lợi ích tăng trưởng; Chương 8: Thái Lan: Chính trị đóng
cửa, Du lịch mở cửa; Chương 9: Trung Quốc: Mèo, Chuột và Xi măng;
Chương 10: Viêt Nam: Lựa chọn phát triển tốt hơn
Phần
2 của cuốn sách “Khát vọng châu Á: Tại sao và làm như thế nào để châu Phi đua
theo châu Á” nghiên cứu so sánh và rút ra 5 bài học lớn cho châu Phi
từ nghiên cứu về các nước châu Á đã nêu ở
phần 1 của cuốn sách và được kết cấu thành 05 chương bao gồm: Chương 11: Phần
thưởng từ sự lãnh đạo và thể chế; Chương 12: Đừng trở thành tù nhân
của quá khứ; Chương 13: Tạo quyền cơ bản cho tăng trưởng; Chương 14: Xây
dựng và hội nhập; Chương 15: Mở cửa nhưng có kiểm soát.
Cuốn
sách
“Khát vọng châu Á: Tại sao và làm như thế nào để châu Phi đua theo
châu Á” ghi lại những câu truyện chưa từng được kể về sự tăng
trưởng nhanh và vận may ở châu Á bao gồm: các nhà lãnh đạo, các sự
kiện, và sự lựa chọn chính sách đã giúp một tỷ người châu Á thoát
khỏi nghèo đói chỉ trong một thế hệ duy nhất – sự thay đổi lớn nhất
trong lịch sử loài người. “Tại sao
châu Á phát triển trong khi châu Phi tụt hậu?” và “Liệu tiếp theo châu Phi có thể trở thành châu Á không?” luôn là câu
hỏi trăn trở của Quỹ Brenthurst, Nam Phi – Quỹ vì sự phát triển kinh tế của
châu Phi, được tài trợ bởi Tập đoàn Kim cương Debeers nổi tiếng Nam Phi. Để trả
lời những câu hỏi đó và hơn hết là tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách của
các nước châu Phi, cuốn sách “Khát vọng châu Á: Tại sao và làm như
thế nào để châu Phi đua theo châu Á” đã được hoàn thiện và xuất bản.
Các tác giả lấy Châu Á làm ví dụ để liên hệ với châu Phi bởi hiện nay châu
Phi đang phải đối mặt với bùng nổ dân số cũng giống như châu Á, song liệu
điều này có thể giúp châu Phi thịnh vượng hay lại khiến châu Phi rơi vào
khủng hoảng. Hơn thế nữa, châu Á hiện
nay đang chuyển đổi từ sản xuất chi
phí thấp sang công nghệ cao, điều mà châu Phi đang bị vướng mắc. Cuốn
sách
“Khát vọng châu Á…. là cuốn
sách về chính sách sâu sắc nhất để giúp châu Phi có thể học hỏi từ những bài học
kinh nghiệm của châu Á. Cuốn sách này có ý nghĩa thực tiễn và sâu rộng” là sự đánh giá cao của ứng cử viên Tổng thống
Nigeria năm 2019 Kingsley Moghalu sau khi đọc xong cuốn sách này.
Cuốn
sách “Khát vọng châu Á: Tại sao và làm như thế nào để châu Phi đua
theo châu Á” là sự tiếp cận thực tế chưa từng có trong việc
theo đuổi thành công của châu Phi. “Châu
Phi sẽ không nghèo nếu học hỏi kinh nghiệm từ châu Á và từ cuốn
sách này” theo nhận xét của Cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson
Sirleaf – người được trao giải Nobel sau khi đọc xong cuốn sách này. Còn Cựu Thủ tướng Kenya nhiệm kỳ
2008-2013 Raila Odinga thì cho rằng “Nếu
bạn muốn tránh phát minh bánh xe phát triển và tin rằng châu Phi có
thể và phải bắt kịp, thì hãy đọc cuốn sách này và học hỏi”. “Cuốn sách này giải thích cách châu
Phi có thể học hỏi những gì tốt nhất trong quá trình phát triển từ
nghèo đói tới thịnh vượng của châu Á và tránh những gì tồi tệ
nhất” đó là những gì mà Cựu Tổng thống Sierra Leone Ernest Bai Koroma
đúc rút từ cuốn sách.
Tổng hợp và giới thiệu
Phạm
Kim Huế